Trong vật lý Nguyên lý Le Chatelier

Nguyên lý Le Chatelier mô tả những phản ứng định tính của một hệ thống do một sự thay đổi tức thời các điều kiện bên ngoài gây ra. Sự thay đổi này ngay lập tức làm thay đổi một số thông số của hệ thống, hệ thống sẽ có những phản ứng để chống lại (hay hủy bỏ một phần) sự thay đổi này. Thời gian của sự điều chỉnh phụ thuộc vào cường độ của các "cú sốc" ban đầu. Khi một "cú sốc" ban đầu gây ra một thay đổi điều kiện bên ngoài (như tỏa nhiệt), cân bằng mới tạo ra có thể khác hẳn cân bằng cũ, và phải mất một thời gian để đạt được. Trong một số hệ thống động, trạng thái cuối cùng của hệ thống không thể được xác định bởi cú sốc. Nguyên lý Le Chatelier thường được dùng để mô tả các hệ cô lập phản hồi tiêu cực, nhưng nói chung, với các hệ thống khép kín và cô lập nhiệt động trong tự nhiên thì định luật hai nhiệt động lực học đảm bảo rằng sự mất cân bằng gây ra bởi một "cú sốc" tức thời phải có một chu kỳ bán rã nhất định.[3] Nguyên lý này tương tự cho toàn bộ thế giới vật chất.

Nguyên lý này, trong khi nó bắt nguồn từ cân bằng hóa học và mở rộng vào lý thuyết kinh tế, cũng có thể được sử dụng trong mô tả hệ thống cơ khí. Khi hệ thống bị quá tải sẽ phản ứng một cách nào đó để giảm thiểu ảnh hưởng của sự quá tải này. Hơn nữa, phản ứng nói chung sẽ có cơ chế dễ dàng nhất làm giảm sự quá tải đó. Chốt an toàn và các thiết bị tương tự là yếu tố bảo vệ các hệ thống khi quá tải, áp dụng trong cả cách làm giảm bớt hay ngăn chặn thiệt hại cho toàn bộ hệ thống, là một ứng dụng thực tế của nguyên lý Le Chatelier.